Các tác nhân gây ô nhiễm nước có thể chia ra làm nhiều loại: Kim loại nặng (As, Pb, Cr, Sb, cd, Hg, Mo, Al, Cu, Zn, Fe, Al, Mn...), anion (CN-, F-, NO3, Cl-, SO4), một số hoá chất độc (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Dioxin), các sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, ký sinh trùng).
Nếu chỉ xét riêng tổng lượng nước hàng năm của cả nước, có thể lầm tưởng rằng Việt Nam là quốc gia có tài nguyên nước dồi dào. Tuy nhiên, xét theo đặc điểm phân bố lượng nước theo thời gian, không gian cùng với đặc điểm phân bố dân cư, phát triển kinh tế, mức độ khai thác, sử dụng nước có thể thấy rằng TNN của nước ta đang phải chịu rất nhiều sức ép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia. Để giải quyết đồng bộ các vấn đề tài nguyên nước của Việt Nam, Luật tài nguyên nước năm 2012 đã được sửa đổi, bổ sung toàn diện, trong đó đã thể chế hóa nhiều cơ chế, chính sách mới nhằm khai thác, sử dụng tổng hợp, hiệu quả, quản lý, bảo vệ nguồn nước quốc gia được tốt hơn.
Nước trong veo, không mùi, không vị chưa hẳn đã đảm bảo, bởi rất nhiều chất độc hại, kim loại nặng… bằng cảm quan hay các công cụ không thể nhận biết được. Để biết chính xác nguồn nước có vấn đề gì hay không cần mang nước tới các cơ quan kiểm nghiệm uy tín để kiếm tra, đánh giá.