Các vấn đề thường gặp liên quan đến nguồn nước
Nhận biết các vấn đề về nước bằng cảm quan
Yếu Tố |
Vấn Đề Của Nước |
Tác Hại |
Mùi vị |
Mùi khử trùng Clo |
Gây khó chịu khi dùng nước |
Màu sắc |
Màu vàng của hợp chất sắt, mangan. |
Gây khó chịu về mặt cảm quan |
Độ PH |
PH>7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarcabonate. |
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là |
PH<7 thường chứa nhiều ion gốc axit |
PH làm hỏng men răng |
|
Độ đục |
Thường đo sự hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật |
Gây cảm giác khó chịu cho người dùng và có khả năng nhiễm vi sinh |
Độ cứng |
Gây đóng cặn trắng trong thiết bị đun,ống dẫn nước nóng, thiết bị giải nhiệt hay lò hơi |
Canxi là vi chất rất cần thiết cho cơ thể. Nhưng nếu lượng can xi vượt quá giới hạncho phép thì sẽ gây ra những vấn đề choniêm mạc dạ dày, các bệnh về thận |
Hàm lượng Mangan |
Khi trong nước có Mangan thường tạo lớp cặn màu đen đóng bám vào thành và đáy bồn chứa |
Mangan có hàm lượng độc tố thấp, không gây ung thư, nhưng nếu hàm lượng cao sẽ gây mùi vị khó chịu. |
Thạch tín (Asen) |
Do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau, nước ngầm thường chứa asen nhiều hơn nước mặt. |
Khi bị nhiễm Asen có thể gây ung thư da và phổi |
Hàm lượng Đồng |
Đồng hiện diện trong nước do hiện tượng ăn mòn trên đường ống và các dụng cụ thiết bị làm bằng đồng |
Lượng đồng cao sẽ gây nhiều bệnh nguy hiểm
|
Hàm lượng sắt |
Do ion sắt hai dễ bị oxy hóa thành hydroxyt sắt ba, tự kết tủa và lắng nên sắt ít tồn tại trong nguồn nước mặt. Đối với nước ngầm, trong điều kiện thiếu khí, sắt thường tồn tại ở dạng ion Fe2+ và hoà tan trong nước. Khi được làm thoáng, sắt hai sẽ chuyển hóa thành sắt ba, xuất hiện kết tủa hydroxyt sắt ba có màu vàng, dễ lắng. Trong trường hợp nguồn nước có nhiều chất hữu cơ, sắt có thể tồn tại ở dạng keo (phức hữu cơ) rất khó xử lý. |
Với nguồn nước có độ PH thấp sẽ gây hiện tượng ăn mòn đường ống và dụng cụ chứa. Sắt ko có hại cho cơ thể, tuy nhiên hàm lượng sắt cao sẽ làm nước có vị tanh, màu vàng, khó sử dụng. |
Nhận biết vấn đề qua các công cụ hỗ trợ
- Nước chứa nhiều chất rắn có thể sử dụng bút điện phân để phát hiện hoặc bút đo TDS để phát hiện. Đối với bút điện phân: Sau 15s điện phân nước, các chất rắn sẽ lắng tụ, bằng cảm quan chúng ta có thể thấy được. Còn nếu sử dụng bút TDS để đo sẽ cho ra chính xác tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước.
- Nước chứa nhiều canxi: sử dụng dung dịch đo nồng độ Canxi. Nhỏ 1 giọt dung dịch vào nước cần thử, nếu nước chứa canxi sẽ chuyển sang màu tím, nếu không nước sẽ vẫn giữ nguyên màu xanh của dung dịch thử.
- Bút đo độ PH hoặc giấy quỳ có thể kiểm tra được độ pH của nước cao hay thấp.
Nước trong veo, không mùi, không vị chưa hẳn đã đảm bảo, bởi rất nhiều chất độc hại, kim loại nặng… bằng cảm quan hay các công cụ không thể nhận biết được. Để biết chính xác nguồn nước có vấn đề gì hay không cần mang nước tới các cơ quan kiểm nghiệm uy tín để kiếm tra, đánh giá. Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (cơ quan kiểm nghiệm nước đầu ngành của Bộ Y Tế), Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam (của bộ Khoa học Công nghệ), Viện Pasteur… là những đơn vị uy tín đủ cơ sở để làm các đánh giá chất lượng nước. Người dân có thể tới các cơ sở này để làm các xét nghiệm cho ra một kết luận chính xác về nguồn nước.